Trong văn hóa tâm linh tín ngưỡng của người Việt thì nghi lễ khấn cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái là hết sức quan trọng. Cùng xemtuvihomnay tìm hiểu thêm về lễ cúng và bài văn khấn cúng thôi nôi nhé!

Không ai biết lễ thôi nôi có nguồn gốc từ khi nào. Chỉ biết rằng đây là lễ truyền thống của dân tộc Kinh khắp cả nước. Ý nghĩa thông dụng nhất được hiểu là khi bé tròn 1 tuổi, bé không cần nằm nôi nữa mà có thể ngủ cùng giường với bố mẹ vậy nên cần làm lễ thôi nôi.
Cúng thôi nôi cũng là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam, mục đích chính là cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với trẻ. Đây là sinh nhật đầu tiên của bé. Tùy từng vùng miền cũng như hình thức tín ngưỡng của gia đình mà mâm cúng và đồ cúng có sự khác biệt.
Theo cách tính truyền thống, ngày cúng thôi nôi cho bé (cúng đầy năm) Bé trai, bé gái được căn cứ vào lịch âm và tùy thuộc vào giới tính của đứa bé. Theo đó,
- Nếu là bé gái sẽ lùi lại 2 ngày và nếu là bé trai sẽ lùi lại 1 ngày như cách ông bà xưa vẫn nói “gái sụt hai, trai sụt một”. Chẳng hạn, nếu bé gái nhà mình sinh vào ngày 20/3 âm thì ngày cúng thôi nôi sẽ là ngày 18/3 âm lịch năm sau
- Nếu là bé trai sinh vào ngày 20/3 âm lịch thì ngày cúng đầy đầy năm sẽ là ngày 19/3 âm lịch năm sau nhé.
Chúng ta cũng thể lựa chọn các cung giờ hoàng đạo để cúng vì giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục. Để xác định đâu là giờ hoàng đạo thi các bạn có thể xem trên lịch và trên đó đã chỉ ra rõ 6 giờ hoàng đạo cho mỗi ngày. Nếu bậc làm cha, làm mẹ cảm thấy quan trọng và cần thiết thì nên đến chùa hoặc 1 cư sĩ có phẩm hạnh để nhờ xem ngày giờ lành thật tốt để thực hiện nghi thức cũng lễ thôi nôi cho bé
Văn khấn cúng thôi nôi
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
– Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……
Vợ chồng con là ……………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………
Chúng con ngụ tại …………
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Khấn xong, đợi 3 tuần hương thì đốt giấy và bộ nam đồ để cúng sao cho bé thì tiến hành lễ chọn nghề cho trẻ. Cha mẹ sẽ bày những món đồ chơi tượng trưng cho các nghề nghiệp để bé chọn, quan niệm dân gian cho rằng, bé bốc trúng đồ vật nào thì sau này bé sẽ làm nghề đó và tính cách của bé cũng theo đó mà hình thành.
Bài viết dưới đây đã giới thiệu đến độc giả bài văn khấn cúng thôi nôi và những điều cần biết về lễ cúng hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc thực hiện nghi lễ cầu mong may mắn cho con cháu mình nhà mình nhé!