Việc rút chân nhang trong bát hương trên bàn thờ đã trở nên quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu hết về tục lệ này. Hãy cùng tạp chí tử vi tìm hiểu bài văn khấn rút chân nhang và những điều cần biết xung quanh nó nhé!

Văn khấn rút chân nhang
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời,10 phương chư Phật,chư Phật 10 phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế,Hoàng thiên hậu thổ,ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………
Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ ,bà tổ cô và các bà cô các đời,ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu,quê ở đâu thì thêm vào)
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới,mong chư vị Phật Thánh,các cụ gia tiên tiền tổ,bà tổ cô,ông mãnh,cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Ngày nay, vẫn có nhiều người quan niệm rằng bát hương càng đầy thì càng linh, tức là không rút tỉa mà để chân hương đầy đặn, um tùm, chân hương sau cắm lên chân hương trước tầng tầng lớp lớp năm này qua năm khác thì gia chủ sẽ có nhiều lộc hơn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc để bát hương quá đầy không chỉ khiến bát hương bị rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi bẩn, mà còn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn cao nếu không cẩn trọng.
Không chỉ vậy, theo nhiều nhà tâm linh, việc để chân hương quá đầy, khi thắp những nén hương tiếp theo không chạm được vào bát hương được sẽ chèn lên chân hương trước, như vậy sẽ không còn ý nghĩa. Hơn thế nữa, bát hương mà có chân hương cao sẽ giống như cái cột “che mắt” thần linh, gia tiên, cũng giống như ta đang ngồi mà có vật gì chắn trước mặt sẽ cảm thấy rất khó chịu.
Việc rút chân nhang là việc nên làm, nhất là bát hương đã có nhiều chân nhang, tuy nhiên việc này thường được làm vào những ngày cuối năm từ 23 tháng Chạp trở đi, ngày vía Thần Tài hoặc ngày rằm tháng 7 âm lịch.
Trong gia đình, ai cũng có thể rút chân nhang được, tuy nhiên, bạn nên chọn người có tâm thành kính nhất, chỉn chu, làm việc cẩn thận thì việc rút tỉa chân nhang sẽ trở nên tốt hơn, suôn sẻ hơn.
Trước khi thực hiện việc rút tỉa chân hương thì người được chọn cho công việc này nên tắm rửa sạch sẽ rồi mới thực hiện.
Việc vệ sinh bàn thờ Thần Tài hay bàn thờ Tổ tiên cũng cần phải chú ý làm cẩn thận và tỉ mỉ. Đối với việc bạn rút tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài, đầu tiên bạn nên chuẩn bị rượu trắng ngâm với gừng đã giã rồi bạn mới bắt đầu thực hiện việc tỉa nhẹ từng chân nhang một thay vì cầm cả nắm chân nhang bốc lên và không được rút hết chân nhang mà phải chọn những chân nhang đẹp để lại cắm trong bát hương với theo các số lẻ, chẳng hạn bát hương sau khi đã rút chỉ còn 3, 5, 7 hoặc 9 chân nhang.
Số chân hương đã rút hay tỉa sẽ được đốt trong lò hóa vàng, tro đem đổ xuống sông, hoặc vùi vào gốc cây (nên chọn cây to khỏe, bởi các cây non rất dễ bị chết). Tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc các nơi ô uế.
Bài viết trên đây đã gửi đến đến độc giả thông tin cần thiết về bài văn khấn rút chân nhang và những điều cần biết xung quanh hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả nhé!