Văn khấn Tứ Phủ và những điều cần biết

0
1064

Tứ Phủ là một trong những tín ngưỡng thờ Mẫu quan trọng của ngươì Việt, bài viết dưới đây của xemtuvihomnay sẽ gửi đến độc giả bài văn khấn Tứ Phủ và những điều cần biết xung quanh nhé!

Văn khấn Tứ Phủ và những điều cần biết
Văn khấn Tứ Phủ và những điều cần biết

1. Văn khấn Tứ Phủ

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật. Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.

Con lạy: ………..(tên thánh chủ bản đền. Ví dụ, đến đền Cô Chín ta khấn: Con lạy Cô Chín tối linh)

Đệ tử con tên là:…………. tuổi:………. Ngụ tại:……………………………

Hôm nay, (không cần nói rõ ngày tháng làm gì – Nếu không nói thì nhà thánh không biết hay sao),

Chúng con đến đây có chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó nghe – không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội đó, nên nhớ không bày lễ mặn ở cung phật) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua. Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày ) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.

Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: ( Nêu cụ thể các việc cần xin, các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao). Một lần nữa, thay mặt gia chung chúng con, con xin các ngài giang tay cứu giúp cho chúng con.

Chúng con xin đa tạ …( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh. Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! (3 lần)

2. Văn khấn Tứ Phủ và những điều cần biết

Tứ phủ và Tam Phủ là hai khái niệm khác nhau, tam phủ gồm 3 vị thánh mẫu là Mẫu Đệ Nhất, mẫu Đệ Nhị, mẫu Đệ Tam. Còn tứ phủ thì thêm một vị mẫu nữa tên là Mẫu Địa Phủ hay còn được gọi là mẫu Đệ Tứ.

Tứ phủ bao gồm:

  • Thiên phủ (miền trời): Mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp.
  • Nhạc phủ (miền rừng núi): Mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh.
  • Thuỷ phủ (miền sông nước): Mẫu đệ tam (mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.
  • Địa phủ (miền đất): Mẫu đệ tứ (mẫu Địa Phủ) quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống.

Trong Tứ Phủ có hệ thống thần linh Tứ Phủ hay còn được gọi là Tứ Phủ Công Đồng bao gồm:

  • Tam Tòa Thánh Mẫu
  • Ngũ Vị Tôn Ông
  • Hàng Chầu Bà
  • Hàng ông Hoàng
  • Hàng Cô – Cậu
  • Hàng Ngũ Hổ ông Lốt

Việc lập điện thờ thánh, thờ mẫu hay lập điện thờ tứ phủ tại gia thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như căn duyên của thanh đồng với nhà Thánh, lòng mộ đạo của thanh đồng xuất tâm muốn thờ phụng cũng như điều kiện thờ phụng và hoàn cảnh của thanh đồng…Khi muốn lập điện, các thanh đồng cần lưu ý một số điều cơ bản để việc thờ cúng được đầy đủ, chu toàn, không chỉ là nhất thời.

Căn tứ phủ có thể hiểu là số phận của 1 người đã được định sẵn là phải ra hầu thánh để làm lính;làm đồng bốn phủ.dĩ nhiên điều đó cũng tuân theo quy luật nhân quả:gieo nhân nào thì gặp quả đấy;dĩ nhiên cũng như gieo hạt giống thì đến lúc hạt nẩy mầm thành cây cây ra hoa kết quả thì cũng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh vào tay người chăm sóc;Hạt giống đc chọn để gieo tuy ko phải giống tốt nhưng ngày nay bạn chăm sóc tốt cây vẫn có thể ra trái ngon và ngược lại.

Bài viết dưới đây đã giới thiệu đến độc giả bài văn khấn Tứ Phủ và những điều cần biết về tín ngưỡng thờ cúng Tứ Phủ hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong việc thực hiện nghi lễ và bày tỏ lòng thành của mình tới các vị thánh và thần linh.